Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

Những mặt hàng nào được hưởng lợi từ Hiệp định FTA Việt Nam- EU?

(Ngày đăng: 06/08/2015)

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU sẽ xoá bỏ hơn 99% dòng thuế nhập khẩu trong thương mại hàng hoá giữa hai bên.

Chiều 5/8, Phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã tổ chức họp báo để cung cấp những thông tin xung quanh Hiệp định tự do thương mại tự do giữa Việt Nam- EU.

Theo Hiệp định này, 99% dòng thuế xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ được xoá bỏ.

Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam. 

Trả lời các câu hỏi về lộ trình giảm thuế giữa hai bên theo Hiệp định, ông Jean Jacques Bouflet, Tham Tán Công Sứ, Trưởng Ban Kinh tế và Thương mại Phái đoàn EU cho biết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, phía Việt Nam sẽ giảm tới 65% dòng thuế nhập khẩu cho hàng hoá EU.

Ngược lại, về phía EU sẽ xoá bỏ ngay 71% dòng thuế nhập khẩu với hàng Việt Nam. Lộ trình mở cửa của Việt Nam là 10 năm, EU là 7 năm. 

Theo ông Jacques Bouflet, nguyên nhân có sự chênh lệch về lộ trình giảm thuế là do mức độ phát triển khác nhau giữa hai nền kinh tế.

Bên cạnh một số mặt hàng được giảm thuế ngay lập tức, một số mặt hàng sẽ giảm dần theo lộ trình để các doanh nghiệp (DN) có thời gian thích nghi, chuyển đổi. Tuy nhiên, khi được miễn giảm thuế, có nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ phải chịu hạn ngạch.

1% dòng thuế còn lại là hàng nông sản nhạy cảm dưới hình thức áp dụng mức quota nhập khẩu với thuế suất 0% nhưng khi nhập có hạn ngạch nhất định.

Thịt lợn, gà, bò sẽ áp dụng hạn ngạch còn sữa sẽ được tự do hóa, thuế suất 0% trong vòng 10 năm.

Lộ trình xóa thuế với thịt lợn đông lạnh từ EU vào Việt Nam trong vòng 7 năm, thịt bò trong 3 năm, sữa trong vòng 5 năm, thịt gà trong 10 năm, thực phẩm chế biến tối đa là 7 năm. Xe gắn máy lộ trình bỏ thuế là 7 năm (với dung tích trên 150cc), ô tô là 10 năm, rượu là 7 năm.

Riêng đối với mặt hàng dệt may, khi Hiệp định có hiệu lực sẽ dỡ bỏ đối với hàng của EU xuất sang Việt Nam còn với hàng Việt Nam xuất sang EU sẽ dỡ bỏ dần sau 7 năm. Thủy sản, cà phê cũng là mặt hàng dỡ bỏ thuế quan dần dần.

Một lượng gạo theo hạn ngạch cũng sẽ được nhập vào châu Âu với mức thuế 0%. Cụ thể mức quota là 10 nghìn tấn với gạo hương, 25 nghìn tấn đối với gạo xay xát, 30.000 tấn gạo sữa, mức thuế 0% với 30.000 tấn cho 1 năm. Cá ngừ đóng hộp được coi là mặt hàng nhạy cảm từ Việt Nam sang EU.

Ông Jacques Bouflet cho biết EU đang áp dụng cơ chế rất ưu đãi cho mặt hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định, các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép.

Để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thì ít nhất hàng hoá đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải nhập về, cắt may tại VN, tiêu chuẩn kép là vải phải sản xuất tại Việt Nam, cắt may cũng tại VN).

EU cũng sẽ cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hoá có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ.

“Dệt may không chịu hạn ngạch nhập khẩu, vấn đề duy nhất với hàng dệt may là phải chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, vì chúng tôi ký FTA với VN chứ không phải nước nào khác gần Việt Nam”, Jacques Bouflet nhấn mạnh.

Tại sao nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, gạo, thủy sản… xuất sang EU đều phải chịu hạn ngạch và có lộ trình dỡ bỏ dần dần? Trả lời câu hỏi này, ông Jacques Bouflet cho biết: “Những mặt hàng khác tôi công nhận còn tồn tại hạn ngạch như gạo nhưng tổng thể phần chúng tôi dành cho Việt Nam là "hào phóng". Việt Nam có dư thời gian do đó cần nâng tầm, xuất những mặt hàng có giá trị cao hơn và thu lợi nhuận cao hơn”.

Bên cạnh đó ông cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng hạn ngạch lại là lợi thế bởi nếu mở cửa hoàn toàn, chỉ có lợi thế cho hàng rẻ tiền, nếu có hạn ngạch sẽ tạo điều kiên cho hàng chất lượng cao, ko phải hàng chui lủi từ các thị trường khác.

“Hiệp định này mang lại lợi ích cho cả hai phía. Các bạn đừng quá lo ngại về việc thay đổi diện mạo của hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – EU”, ông Jacques Bouflet khẳng định.

Diệu Thùy

theo Infonet