Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

"Hăm hở" ký kết FTA, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD

(Ngày đăng: 31/08/2015)

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.

Việt Nam vô địch về đàm phán FTA, đặt mục tiêu 2020 xuất khẩu đạt 300 tỷ USD

 

Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể, Đề án đề ra mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.

Phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo.

Theo đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống gồm:

Đông Nam Á: xuất khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 10%.

Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc): đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng trung bình 11%.

Trung Quốc: đạt 35 tỷ USD năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu trung bình 10%.

Châu Đại Dương: đạt 10 tỷ USD năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15%.

Hoa Kỳ và Canada đạt 70 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng trung bình 15%.

Châu Âu: đạt khoảng 60 tỷ USD năm 2020, tăng trưởng trung bình 15%

Các nước Mỹ la tinh: đạt 10 tỷ USD năm 2020 và tăng trưởng trung bình 15%.

Châu Phi: đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15-20%.

Tây Á: đạt 18 tỷ USD năm 2020, tăng trưởng trung bình 15%.

Nam Á: đạt 9 tỷ USD năm 2020. tăng trưởng trung bình 15%.

Đồng thời, Đề án cũng khẳng định Việt Nam phải giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu.

Khai thác và tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu. Từ đó, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Theo thống kê, sau hiệp định thương mại song phương với Mỹ (BTA), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến nay Việt Nam đã ký tổng cộng 15 FTA. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu, các chuyên gia kinh tế cũng khẳng định Việt Nam đang đứng bậc nhất thế giới về công tác đàm phán hội nhập.

Để thực hiện được mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 300 tỷ USD, Đề án nêu rõ Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương.

Cụ thể, cần đàm phán, kí kết và thực hiện triển khai các Hiệp định: TPP, RCEP, EVFTA, VKFTA, AEC,…

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kí kết thoả thuận thương mại đối với các đối tác có tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt với nhóm hàng nông lâm thuỷ sản: Maylaysia, EU, Đài Loan, Trung Quốc, CuBa…

Đồng thời đẩy mạnh cơ chế hợp tác với các nước có cùng thế mạnh về xuất khẩu trong khu vực: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,…

Ngoài ra, Đề án còn xác định củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của các nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong từng thời kỳ nhằm mở rộng và duy trì ổn định thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam.

Cùng với đó, nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài.

Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với hàng hoá có thương hiệu, giá trị gia tăng cao. Tăng cường cơ chế hợp tác toàn diện với hệ thống phân phối lớn ở các thị trường khu vực...

Bạch Dương

ndh.vn