Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

Thị trường vàng 'nổi sóng', ai sẽ thu được lợi nhuận lớn?

(Ngày đăng: 31/08/2015)

Giá vàng “trồi sụt” chóng mặt trong hơn 2 tuần qua. Chỉ trong khoảng 10 ngày, giá vàng có thời điểm đạt mức chênh lên tới hơn 2,7 triệu đồng/lượng. Nhưng trong những "đợt sóng" như vậy trên thị trường vàng, đối tượng nào sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận lớn, ai sẽ gánh chịu nhiều rủi ro...?

 

Vàng “nổi sóng” lớn sau khi đồng Nhân dân tệ phá giá

Giá vàng trong nước và thế giới đã biến động mạnh kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cho phá giá đồng Nhân dân tệ (11/8). Trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 28/8, giá vàng SJC tại thị trường Việt Nam có thời điểm đã đạt mức tăng tới 2,54 triệu đồng/lượng…

 

Cụ thể, tại thời điểm đầu giờ giao dịch của ngày 12/8 (sau ngày Trung Quốc công bố phá giá đồng Nhân dân tệ), giá vàng SJC niêm yết trên bảng giá của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đứng ở mức 32,91 – 33,04 (mua vào – bán ra), sau đó giá vàng liên tiếp tăng vọt và đạt đỉnh 34,47 - 35,60 triệu đồng/lượng (giá mua vào - bán ra) tại thời điểm đầu ngày giao dịch 22/8.

 

Trong khoảng thời gian này, giá vàng SJC biến động tăng giảm theo ngày là khá mạnh theo diễn biến tâm lý trên các thị trường vàng, dầu, chứng khoán của thế giới. Tuy nhiên, sau khi đạt mức tăng 35,6 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC đã quay đầu đi xuống liên tục sau đó.

 

Tính tại thời điểm 11 giờ 27 phút trưa ngày 29/8, giá vàng SJC niêm yết trên bảng giá của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đứng tại mức 34,05 – 34,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

 

Còn trên bảng giá của Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC đóng cửa tuần đứng ở mức 34,25 – 34,43 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra tại Hà Nội) và 34,23 – 34,43 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Tính chung cả tuần qua, giá vàng SJC giảm 750 ngàn đồng/lượng, nhưng so với mức giá đóng cửa tháng 7, giá vàng SJC hiện tại lại tăng lên tới 1,5 triệu đồng/lượng.

 

Tính từ đầu tháng 8 đến 29/8, giá vàng SJC bán ra đạt mức cao nhất là 35,6 triệu đồng/lượng, còn giá vàng bán ra thấp nhất ở mức 32,87 triệu đồng/lượng, mức chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất là 2,73 triệu đồng/lượng.

 

Còn chỉ tính trong khoảng 10 ngày biến động trong đợt “sóng” sau khi đồng Nhân dân tệ phá giá (từ 12 – 22/8), biên độ biến động của giá vàng SJC lên tới 2,54 triệu đồng/lượng.

 

Giá vàng SJC biến động mạnh trong nửa cuối tháng 8, kể từ khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng Nhân dân tệ.


Qui đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giá vàng thế giới hiện thấp hơn giá vàng SJC bán ra trong nước khoảng 3,79 triệu đồng/lượng.Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay niêm yết trên sàn giao dịch Kitco của Singapore đóng cửa tuần giao dịch đứng ở mức 1.134,15 USD/ounce, tăng khoảng 9 USD so với mức giá đóng cửa ngày liền trước và tăng lên được khoảng 44 USD/ounce so với mức giá đóng cửa tháng 7.

 

Trong khoảng thời gian từ 11 đến 28/8, giá vàng thế giới cũng biến động mạnh và có thời điểm đã tăng lên đạt mức 1.160 USD/ounce, tăng lên tới 70 USD/ounce so với trước thời điểm “cơn sóng” đồng Nhân dân tệ phá giá.

 

"Sóng" càng cao, chênh lệch giá mua – bán càng rộng

 

Trong khoảng thời gian từ 12 đến 29/8, giá vàng SJC niêm yết ở các hiệu vàng có mức chênh lệch giữa giá bán ra – mua vào là rất lớn, thường có mức chênh từ 500 đến 800 ngàn đồng/lượng, nhưng cũng có thời điểm mức chênh lệch này lên tới 1 triệu đồng/lượng (ngày 21/8 tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn có mức giá bán ra – mua vào là 35,4 – 34,4 triệu đồng/lượng).

 

Trong khi trước đây, mức chênh lệch giữa giá bán ra tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn chỉ dao động trong khoảng từ 80 đến 120 ngàn đồng/lượng. Còn mức chênh lệch niêm yết giữa giá bán ra và mua vào ở Tập đoàn DOJI chỉ dao động quanh mức 50 ngàn đồng/lượng.

 

Nhìn vào diễn biến niêm yết giá mua vào – bán ra ở các hiệu vàng trong giao đoạn “sóng lớn” từ 12 đến 28/8 cho thấy, các “nhà vàng” (các công ty kinh doanh vàng) đều luôn tạo một khoảng cách lớn giữa giá bán ra và mua vào, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà vàng vừa có thể đạt mức lợi nhuận cao, vừa tạo tính an toàn về lợi nhuận trong thời gian giá vàng biến động mạnh như trên.

 

Chẳng hạn, trong khi hiệu vàng có thể đạt mức lợi nhuận mua vào ở thời điểm mở cửa giao dịch ngày 12/8 (giá mua vào của hiệu vàng 32,91 triệu đồng/lượng) và mức giá bán ra ở mức cao nhất ở ngày 22/8 của hiệu vàng là giá 35,6 triệu đồng/lượng, như vậy hiệu vàng có thể đạt mức lợi nhuận là 2,69 triệu đồng/lượng.

 

Nhưng cùng thời điểm mua – bán như trên, người mua (khách hàng) chỉ có thể đạt mức lợi nhuận là 1,66 triệu đồng/lượng (giá mua vào của khách hàng đầu ngày 12/8 là 33,04 triệu đồng/lượng và bán cho hiệu vàng mức giá đạt đỉnh ngày 22/8 là 34,70 triệu đồng/lượng).

 

Tất nhiên, lợi nhuận thu được còn phụ thuộc vào khối lượng mua vào – bán ra của các hiệu vàng và nhà đầu tư. Nhưng nếu nhìn vào mức giá niêm yết cho thấy, khi giá vàng biến động mạnh, các hiệu vàng thường lại nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra để tạo thế “an toàn”, còn người mua vẫn thường đứng ở thế chịu thiệu hơn so với nhà vàng và theo đó người mua cũng sẽ là phía “gánh chịu” rủi ro cao hơn trong các đợt biến động mạnh của thị trường vàng./.

Đỗ Minh
thoibaotaichinhvietnam.vn