Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Tin tức thủy sản

Tôm, cá cũng oằn mình cõng phí

(Ngày đăng: 18/06/2015)

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải bỏ ra hàng tỉ đồng mỗi năm để đóng các loại phí cao chót vót.
 
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng, một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn ở tỉnh Tiền Giang, cho biết phí lớn nhất mà công ty ông và hầu hết doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh nặng nhất là phí kiểm nghiệm chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm.
 
Hiện nay mỗi container thủy sản xuất khẩu phải đóng phí kiểm nghiệm lên đến 15 triệu đồng. Như vậy, tính ra mỗi năm chỉ riêng Công ty Cổ phần Gò Đàng đã phải bỏ ra 5-6 tỉ đồng để đóng các loại phí này.
 
Đau đầu vì phí kiểm nghiệm
 
Theo ông Đạo, hiện nay danh mục các khoản thu lệ phí kiểm nghiệm chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản xuất khẩu có hàng trăm khoản liên quan đến kiểm tra các chỉ tiêu: cảm quan và vật lý, vi sinh, hóa học thông thường, hóa học đặc biệt, hóa học của nước...
 
Ông Đạo cho rằng việc kiểm tra từng lô hàng xuất khẩu gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp. Cụ thể, một container hàng thủy sản xuất khẩu tốn 5-15 triệu đồng phí kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng. Chưa hết, doanh nghiệp còn phải mất cả tuần lễ cho mỗi lô hàng kiểm xong trước khi xuất khẩu. Điều này làm cho thủy sản nước ta bán ra thị trường thế giới thường có giá cao và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ.
 
Việc phải đóng phí cao làm giảm sức cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Quang Huy

 

“Điều bất hợp lý là Cục Quản lý nông lâm thủy sản (Nafiqad) kiểm tra với tần suất quá cao. Trong khi như doanh nghiệp tôi nhiều năm nay không hề vi phạm các chỉ tiêu chất lượng, dư lượng kháng sinh vẫn phải chịu kiểm tra khắt khe” - ông Đạo bức xúc.
 
Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Cuối cùng doanh nghiệp vừa phải tốn chi phí kiểm nghiệm ở trong nước, vừa phải tốn chi phí kiểm nghiệm trả cho cơ quan kiểm tra nước nhập khẩu. Ông Đạo nói tiếp: “Nghịch lý là khi Nafiqad kiểm tra rồi nhưng hàng của doanh nghiệp nếu vẫn bị phát hiện vi phạm chất lượng thì doanh nghiệp tự chịu. Vậy kiểm nghiệm trong nước có hiệu quả không?”.
 
Một số doanh nghiệp còn cho rằng việc kiểm tra chất lượng đang thực hiện theo kiểu “chặn đầu ra” chứ không phải kiểm để ngăn ngừa, xử lý trường hợp làm không tốt. Điều này dễ tạo ra lỗ hổng cho một số doanh nghiệp không tuân thủ quy trình, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
 
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho hay ở nhiều quốc gia khu vực như Mỹ, EU, để đủ điều kiện xuất khẩu điều quan trọng nhất là nhà máy sản xuất, chế biến của doanh nghiệp phải được kiểm tra, đánh giá và đáp ứng luật lệ an toàn thực phẩm của những tổ chức uy tín nhất định.
 
Khi đã thông qua sự đánh giá này, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư (nếu cần) mà không cần thiết phải tiến hành kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng trước khi xuất khẩu.
 
“Hiệp hội đã kiến nghị Nafiqad, Bộ NN&PTNT giảm tần suất kiểm tra các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Với các doanh nghiệp kiểm tra nhiều lần không vi phạm nên tạo điều kiện cho họ xuất khẩu thuận lợi, nhanh chóng”- ông Hòe cho hay.
 
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, vẫn theo ông Hòe, đối với thị trường có yêu cầu thì cơ quan quản lý mới kiểm tra, còn thị trường không yêu cầu thì thôi.
 
“Vẽ” thêm thủ tục
 
Theo Vasep, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rất bất bình về thủ tục đăng ký hợp đồng, chi phí thẩm định, tiêu chuẩn bắt buộc với sản phẩm cá tra.
 
Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Thuận Phước, phản ứng với quy định phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra vì như vậy có thể vi phạm nguyên tắc đảm bảo bí mật kinh doanh, gây bất lợi cho doanh nghiệp.
 
“Giá cả, hợp đồng mua bán từ nhà máy là bảo mật, không thể báo cáo cho một cá nhân, tổ chức nào hết” - ông Lĩnh nêu quan điểm.
 
Cũng theo ông Lĩnh, Hiệp hội Cá tra không phải là cơ quan hành chính nhưng việc đăng ký xuất khẩu phải thông qua hiệp hội đã “vẽ” thêm thủ tục hành chính, gây mất thời gian cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Trước đây doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với hải quan làm thủ tục xuất khẩu thì nay phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra rồi lại phải quay sang làm thủ tục với hải quan.
 
“Cá tra hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, giá thức ăn không giảm, giá cá không tăng... Các phí kiểm tra, kiểm soát đều cao, bây giờ lại thêm phí kiểm định dù chỉ là 100.000 đồng/hợp đồng xuất khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với doanh nghiệp và nông dân. Nhất là doanh nghiệp mất thời gian, lỡ tàu, lỡ cơ hội kế hoạch xuất khẩu. Thiệt hại rất nhiều” - đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở An Giang bày tỏ.
 
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, cho biết hiệp hội đang kiến nghị Bộ NN&PTNT sửa đổi Nghị định số36/2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra và tạm dừng việc soạn thảo thông tư hướng dẫn nghị định này vì còn một số điểm bất hợp lý.
 
Vài ngày tới, gà sẽ không phải “cõng” nhiều phí

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 16-6, ông Phạm Ngọc Thạch, Trưởng phòng Phí và Lệ phí (Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính), cho biết Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT đang phối hợp rà soát lại các quy định về phí thú y theo Thông tư 04/2012; trong đó có quy định “đếm trứng tính phí”.

“Trong vài ngày tới, Bộ Tài chính sẽ chính thức ban hành quy định mới về thu phí trong công tác thú y và loại bỏ những quy định không hợp lý” - ông Thạch thông tin.

Tuy nhiên, theo ông Thạch, quan điểm của Bộ Tài chính là sẽ sửa thông tư theo hướng gọn nhẹ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Song ngành thú y có nhiều đặc thù khác nhau, nhất là khâu kiểm dịch. Do vậy những loại phí nào bắt buộc tồn tại phục vụ công tác kiểm dịch sẽ vẫn được giữ lại để có kinh phí hỗ trợ hoạt động cho lực lượng thú y. Trà Phương
 
Lạm dụng thu phí

Không riêng thủy sản mà các ngành nông sản xuất khẩu khác như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, gạo đều cho biết họ đang phải gánh chịu việc tăng cước phí vận tải biển (giá cước tăng 50%-60% mỗi năm), các loại phụ phí vô lý của các hãng tàu nước ngoài.

Do phụ thuộc quá lớn vào các hãng tàu biển nước ngoài nên chủ hàng Việt Nam bị áp đặt thu nhiều các phụ phí khác nhau. Hiện tại có khoảng 12 loại phụ phí các hãng tàu đang áp dụng thu như phí dịch vụ container THC, phí mất cân đối container (CIC), phí tắc nghẽn cảng (PCS), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí thủ tục, phí lưu kho bãi, phí hóa đơn… Ông Nguyễn Quang Bình, Giám đốc Công ty Cà phê Chánh Tinh Anh
 
Quang Huy (Báo Pháp luật TP.HCM)