Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Thông Tin Khác

Việt Nam "dốc" 20 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài: Bắt đầu hái quả ngọt!

(Ngày đăng: 28/05/2015)

 "Cho đến thời điểm này tôi có thể khẳng định công tác đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam đã đem lại những hiệu quả cao. Một số ngành đầu tư đã cho lợi nhuận lớn như: dầu khí, cao su, công nghiệp chế tạo..." - Cục phó cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT

 

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt bắt đầu có lợi nhuận

Chủ yếu đầu tư sang Lào, Campuchia

 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4/2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

 

Thị trường đầu tư ra nước ngoài vẫn tập trung nhiều tại một số thị trường truyền thống như Lào với 259 dự án với 3,9 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư. Tiếp theo là Campuchia, có 171 dự án và 3,2 tỷ USD.

 

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 968 triệu USD, 2 dự án sang Venezuela với tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD và 6 dự án sang Peru với tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD tổng vốn đầu tư.

 

"Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác. Một số thị trường khác cũng tập trung nhiều vốn như An-giê-ri, Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ…" - Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.

 

Về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư vào ngành khai khoáng là nhiều nhất, với 111 dự án và 5,1 tỷ USD vốn đầu tư; tiếp theo là ngành nông, lâm, ngư nghiệp với125 dự án và 2,7 tỷ USD vốn đầu tư.

 

Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

 

Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư.

 

Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp như Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước... đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng.

 

Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân.

 

Trong đó, nhiều công ty đã có tên tuổi trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài: FPT, BKAV, Tôn Hoa Sen, Kym Đan, chuyển phát Tín Thành...

 

Bắt đầu thu lời

 

Trao đổi với PV ông Đặng Xuân Quang - Phó cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định Việt Nam là quốc gia lớn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho khối các doanh nghiệp FDI.

 

Tuy nhiên, song song với hoạt động thu hút đầu tư FDI của nước ngoài vào Việt Nam, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt đã tích cực đầu tư sang nước ngoài.

 

"Cho đến thời điểm này tôi có thể khẳng định công tác đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã đem lại những hiệu quả cao. Một số ngành đầu tư đã cho lợi nhuận lớn như: dầu khí, cao su, công nghiệp chế tạo…” - ông Quang nói.

 

Ông Quang cho rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục thúc đẩy công tác đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt mở rộng ra nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ bó hẹp đầu tư ở Lào, Campuchia... Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư từng dự án, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

 

Trước đó, ông Vũ Văn Nghiêm - trưởng ban dự án nước ngoài của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện tập đoàn đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án, chủ yếu thuộc lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Giá trị đầu tư lên tới 2,6 tỷ USD.

 

Ông Nghiêm khẳng định việc đầu tư ra nước ngoàigiúp PVN gia tăng trữ lượng dầu khí 170 triệu tấn dầu quy đổi. Đến nay PVN đã khai thác được 5,4 triệu tấn, số lợi nhuận chuyển về nước đạt 470 triệu USD.