Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Tin tức nông sản

Nông nghiệp Việt Nam: Ngoạn mục xoay chiều

(Ngày đăng: 04/01/2017)

Vốn được coi là “trụ đỡ” của nền kinh tế, song 2016 thực sự là một năm chật vật với ngành nông nghiệp khi lần đầu tiên trong nửa đầu năm, ngành không hề tăng trưởng. Giữa vô vàn khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, các giải pháp đồng bộ, cuối cùng nông nghiệp Việt Nam đã có cú chuyển mình ngoạn mục, thu về kết quả khả quan.

Rau quả cũng là ngành có khởi sắc rõ rệt trong một năm nông nghiệp nhiều khó khăn. Ảnh: N.Thanh.

Khó đơn, khó kép

 

 

Năm 2017, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục rà soát về thể chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn, khuyến khích sản xuất, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tổ chức lại sản xuất, coi DN là “đầu tàu” trong liên kết. Ngoài ra, định hướng của ngành còn là củng cố, phát triển hợp tác xã mới theo Luật Hợp tác xã 2012 đã ban hành; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, nhất là giống và công nghệ sinh học vào sản xuất và quan tâm đặc biệt đến thị trường tiêu thụ nông sản cả trong cũng như ngoài nước…

 

Theo vị “Tư lệnh” ngành Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, 2016 là năm vất vả nhất với ngành nông nghiệp. Toàn ngành liên tiếp phải đối mặt với khó khăn, đặc biệt là về thời tiết. Bằng chứng là ngay trong quý I, đợt rét lịch sử đã khiến 14 tỉnh phía Bắc tổn thương lớn về sản xuất. Cũng ở những tháng đầu năm, toàn bộ vùng ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên gặp đợt hạn hán và nhiễm mặn lịch sử, hàng trăm năm nay mới xảy ra. Đến những tháng cuối năm, 3 cơn bão số 1, 2, 3 liên tục diễn ra, cùng với đó là 3 đợt mưa lớn dưới ảnh hưởng bởi gió mùa dội xuống các tỉnh miền Trung gây nhiều thiệt hại. Có thể nói, tổng thiệt hại thiên tai gây ra cho ngành nông nghiệp khó mà đong đếm cho tận tường.

Ngoài thời tiết, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như gạo, sắn,… khó khăn cũng là yếu tố khiến cho nông nghiệp thêm phần lao đao. Với gạo, 11 tháng đầu năm, XK chỉ đạt 4,54 triệu tấn và 2 tỷ USD, giảm 25% về khối lượng và giảm hơn 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng 10 tháng đầu năm, XK gạo sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm tới 22,5% về khối lượng và giảm 13,7% về giá trị. Nhiều thị trường khác cũng có kim ngạch XK giảm mạnh như Philippines (61,6%), Malaysia (51,5%), Singapore (34,1%)… Ngoài gạo, mặt hàng sắn cũng không mấy khả quan khi XK trong 11 tháng sụt giảm tới hơn 12% về lượng và giảm gần 25% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. 10 tháng đầu năm, XK sắn và sản phẩm sắn sang hầu hết thị trường đều giảm. Đáng chú ý, XK sang thị trường lớn nhất Trung Quốc ghi nhận giảm tới 15,4% về khối lượng và giảm 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Với những khó khăn chất chồng, nhìn vào “bức tranh” ngành nông nghiệp riêng nửa đầu năm, điều bất ngờ đã xảy ra khi GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm 0,18%. Đây là lần đầu tiên ngành nông nghiệp không hề tăng trưởng. Lo lắng trước kết quả này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường từng chia sẻ: Nhiều năm qua, nông nghiệp trở thành “điểm đệm” của nền kinh tế, nhất là những thời điểm kinh tế khó khăn. Hiện, 70% số dân vẫn sống ở khu vực nông nghiệp và có 46% lao động trong khu vực này. Vì vậy, tăng trưởng âm của ngành gây ra tác hại lớn đối với nền kinh tế nói chung, với đời sống bà con nông dân nói riêng. Đây là sự trăn trở của toàn ngành.

Nỗ lực chuyển mình

Trên thực tế, ngay sau khi ngành nông nghiệp ghi nhận tăng trưởng âm ở nửa đầu năm, Bộ NN&PTNT đã có những chỉ đạo kịp thời đối với các đơn vị liên quan, chú trọng tập trung phát triển các mặt hàng còn dư địa để bù đắp sự sụt giảm. Và quả thực, nỗ lực ấy đã đem về “trái ngọt” khi tính tới hết năm, tăng trưởng ngành nông nghiệp dự kiến đạt 1,2-1,4%; giá trị XK nông, lâm, thủy sản đạt 31 tỷ USD với thặng dư tuyệt đối đạt trên 7 tỷ USD.

Góp công khá lớn vào kết quả vượt tăng trưởng âm, đạt tăng trưởng như mục tiêu đặt ra của ngành nông nghiệp trong năm 2016 chính là lĩnh vực chăn nuôi. Năm nay, giá nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi nhìn chung giảm hơn so với năm trước. Nguồn giống được chuẩn bị khá tích cực, dồi dào, cùng với đó là không xuất hiện dịch bệnh lớn. Tất cả các yếu tố này khiến cho hoạt động chăn nuôi đối với cả ba nhóm gia cầm, đại gia súc và lợn đều khá thuận lợi. Ngoài ra, thuận lợi trong chăn nuôi còn xuất phát từ tín hiệu thị trường khi giá lợn, bò, gà nội địa đều tốt, đồng thời còn có thể XK.

Nói tới “địa hạt” trực tiếp do mình quản lý, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) hồ hởi chia sẻ: Năm nay, ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ có thể đạt kết quả tăng trưởng khoảng hơn 6%, cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Giá trị gia tăng mà ngành chăn nuôi đóng góp vào ngành nông nghiệp khá lớn. Số lượng thống kê hàng năm cho thấy, giá trị gia tăng mà ngành chăn nuôi đóng góp chung vào ngành nông nghiệp khoảng 23-24%, song năm nay có thể cao hơn.

Ngoài chăn nuôi, trong năm 2016, những ngành hàng có dư địa lớn như thủy sản, rau quả… tiếp tục phát triển tốt, an toàn dịch bệnh được xử lý chặt chẽ... cũng là các nhân tố quan trọng góp phần giúp ngành nông nghiệp vượt khó. 

Trong năm 2017 và lâu dài hơn nữa, định hướng của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn là tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Đối với tái cơ cấu ngành, trước những thách thức đang gặp phải đòi hỏi ngành phải tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung hàng hóa hiệu quả và chuỗi giá trị. Đây là chương trình lớn mà Bộ NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo.

 Thanh Nguyễn