Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Tin tức nông sản

Nhiều lô hàng gạo Việt bị trả về: Khắc phục ra sao?

(Ngày đăng: 04/10/2016)

Gạo Việt đang đứng trước nguy cơ mất thị trường Mỹ vì có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.

          Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết ngày 30-9, Bộ đã cảnh báo thực trạng: Vài năm nay nhiều lô hàng gạo của DN Việt xuất khẩu sang Mỹ bị trả về do một số dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của nước nhập khẩu.

          Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An, đơn vị chuyên xuất khẩu gạo vào Mỹ, Nhật, Pháp phân tích:  “Việc một số đơn vị vi phạm chất lượng gây ảnh hưởng đến uy tín chung của gạo Việt Nam trên thị trường Mỹ và thế giới. Nếu các DN vi phạm không khắc phục thì nguy cơ bị cấm cửa xuất khẩu gạo, mất luôn thị trường và làm vạ lây cả những DN làm tốt”.

Lỗi từ nhiều phía

          Ông Bình cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạo Việt bị trả lại. Thứ nhất do nông dân trồng, bón phân và phun thuốc trừ sâu quá mức cho phép. Thứ hai là do một số doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo tiêu chuẩn sản xuất gạo sạch như thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam (VietGAP), GlobalG.A.P.

          Ngoài ra, nhiều năm nay gạo Việt xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường dễ dãi về chất lượng như Trung Quốc, châu Phi… với số lượng lớn. Điều này khiến nông dân, DN chạy theo số lượng chứ không chú ý nhiều đến chất lượng gạo.

          “Các nước như Mỹ, Nhật, châu Âu đòi hỏi rất cao về chất lượng gạo. Thậm chí họ cấm nhập gạo có chứa hoạt chất thuốc BVTV. Hơn nữa, các nước này mua gạo với giá cao nhưng số lượng không lớn nên DN Việt không quan tâm nhiều đến chuyện chất lượng” - ông Bình nhận xét.

           Phân tích thêm về nguyên nhân gạo Việt dính dư lượng thuốc BVTV, đại diện một công ty thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do trồng lúa manh mún, nhỏ lẻ. Thêm nữa do tình trạng tăng vụ liên tục.

          “Đã có một thời gian dài chúng ta hô hào tăng trồng lúa ba vụ. Khi canh tác dày đặc, nhiều vụ trong một năm, sử dụng nhiều phân bón… dẫn đến dịch bệnh gia tăng. Dịch bệnh gia tăng buộc nông dân phải dùng nhiều thuốc để trị sâu bệnh, trong khi lại không được hướng dẫn, quản lý chặt chẽ” - đại diện công ty trên nêu thực trạng.

 

“Chúng ta phải học các nước”

          GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo đánh giá Mỹ, Nhật, châu Âu, đều tiêu thụ gạo sạch. Sạch không chỉ về hóa chất mà còn phải có chất lượng thơm, ngon, độ dẻo và hạt gạo phải đẹp đồng đều. Gạo Thái, Campuchia, Myanmar đã đạt được những tiêu chuẩn này.

          GS Xuân nhấn mạnh: “Các nước này làm được vì họ không nên chú trọng chạy theo sản lượng. Họ trồng lúa một vụ trong một năm, thời gian canh tác dài nhưng hiệu quả thu được là ít sử dụng thuốc, ít phân bón và giá gạo cao. Đặc biệt là hạt gạo thơm, dẻo hơn và sạch. Việt Nam phải học họ”.

          Đơn cử như Campuchia đã xuất khẩu gạo hữu cơ sang Đức, Mỹ… từ vài năm trước, trong khi cùng một giống lúa đó nếu trồng ở Việt Nam, nông dân lạm dụng sử dụng hóa học, nhất là phân đạm để tăng năng suất lúa và thuốc trừ sâu rầy. Có khi sắp thu hoạch lúa, nông dân còn phun thuốc kích thích to hạt. Hệ quả là hạt gạo không dẻo, mất mùi thơm, không ngọt, hạt gạo bị gãy nhiều. Đó là chưa kể tình trạng trộn gạo lẫn lộn nên không được các thị trường Nhật, Mỹ chấp nhận.

          Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, nhận định: “Hiện chỉ có khoảng một chục công ty Việt có gạo đủ chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Đó là những công ty tự trồng, quản lý được quá trình sản xuất, chế biến… nên mới có gạo không có tồn dư chất BVTV”.

          Giải pháp mà ông Đôn đưa ra để có gạo sạch là làm theo mô hình hợp tác xã kiểu mới ở một số tỉnh, thành ĐBSCL. Cụ thể hợp tác xã thuê lại ruộng của nông dân để làm cánh đồng mẫu lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, kiểm soát được giống, sử dụng phân bón và thuốc BVTV.

          ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Trung An, cũng cho rằng các DN cần liên kết với nông dân xây dựng được vùng nguyên liệu và trồng theo nhu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

          “Các vùng nguyên liệu trồng lúa của chúng ta đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P. và nhiều tiêu chuẩn khác. Để đạt các tiêu chuẩn này, chúng tôi phải mời chuyên gia từ Nhật, đối tác từ Mỹ sang Việt Nam tư vấn hoặc hướng dẫn cách làm” - ông Bình gợi ý.

 

Nhập 50% thuốc trừ sâu từ Trung Quốc

Theo Bộ NN&PTNT, trong chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã bỏ ra 496 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm hơn 49% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Trong khi đó, một số DN nêu thực trạng hiện nay Việt Nam không kiểm soát được nguồn thuốc BVTV nhập khẩu vào, nhất là từ Trung Quốc. Không chỉ vậy, nước ta vẫn cho sử dụng một số hoạt chất trong thuốc BVTV mà thế giới đã cấm.

“Hiện có tới ba bộ quản lý thuốc BVTV là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Y tế. Nhưng rốt cuộc vẫn không quản lý hiệu quả” - đại diện một công ty xuất khẩu gạo phản ánh.

Bộ NN&PTNT lưu ý DN trước khi xuất khẩu gạo phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc BVTV trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về. Trường hợp tái phạm nhiều lần sẽ bị cấm xuất khẩu.

 

Theo Quang Huy (Pháp Luật TPHCM)