Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Giá Cả Thị Trường

ĐSPL - Giá dầu hôm nay giảm do nguồn cung tiếp tục tăng

(Ngày đăng: 27/10/2016)

Giá dầu hôm nay giảm do nguồn cung tiếp tục tăng

 

 (ĐSPL) – Giá dầu hôm nay giảm sau báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ cho biết lượng dầu thô dự trữ tiếp tục tăng.

          Ngoài ra, việc, Nigeria tăng sản lượng, bất đồng giữa các thành viên OPEC về thỏa thuận cắt giảm sản lượng cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc dư thừa nguồn cung trên toàn cầu.

          Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên thị trường châu Á được giao dịch với giá 49,34 USD/thùng, giảm 62 xu, tương đương 1,24% so với cùng giờ phiên giao dịch trước đó.

          Giá dầu thô Brent biển Bắc tháng 12 được giao dịch với giá 50,26 USD/thùng, giảm 53 xu, tương đương với 1,04% so với phiên giao dịch liền trước.

          Giá dầu hôm nay giảm nhẹ do lượng dầu thô dự trữ tăng đột biến.

          Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao môi giới OANDA tại Singapore cho biết: “Giá dầu thô giảm nhẹ sau khi số liệu dầu dự trữ của Viện Dầu khí Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng dầu đã tăng 4,8 triệu thùng trong khi dự kiến là 1,7 triệu thùng”.

          Số liệu chính thức về sản lượng dầu thô tồn kho sẽ được EIA công bố vào cuối ngày hôm nay.

          “Con số hàng tồn kho dầu thô sẽ tiếp tục được thep dõi. Sự chênh lệch lớn giữa thực tế và dự kiến như vậy sẽ đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa”, ông Halley cho biết.

          Hiện nay, Nigeria đã tiếp tục xuất khẩu dầu thô sau khi bị tấn công quân sự cũng khiến nguồn cung dầu thô thêm dồi dào.

          Đặc biệt, việc các nước trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chưa đạt được thỏa thuận về sản lượng cần cắt giảm cũng khiến kế hoạch này gặp khó khăn. Dù Nga, Qatar đã cùng thảo luận với Tổng thư ký OPEC về vấn đề này với mong muốn hỗ trợ giá dầu nhưng một số nước thuộc OPEC như Iraq lại bày tỏ quan điểm không muốn cắt giảm sản lượng.

          Nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC muốn được miễn tham gia kế hoạch này vì muốn tăng nguồn thu ngân sách để chống lại Hồi giáo Nhà nước.

          Các thành viên khác của OPEC bao gồm cả Libya và Nigeria, có thể sẽ được miễn tham gia kế hoạch này, trong khi Iran và Venezuela và Indonesia cũng sẽ không giảm sản lượng.

          Trừ khi OPEC cùng nhà sản xuất khổng lồ Nga tăng cường nỗ lực đạt được thỏa thuận này thì việc cắt giảm sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất Ả Rập tại Trung Đông như Ả Rập Saudi, Kuwait và United Arab Emirates (UAE) mới xảy ra theo kế hoạch.

NGỌC BÉ (Theo Reuters)