Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Tin tức phần bón

Phân bón nhập khẩu 8 tháng đạt 2,69 triệu tấn

(Ngày đăng: 08/09/2016)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón nhập khẩu trong 8 tháng năm 2016 giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

         

          Cụ thể, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 8 năm 2016 đạt 345 nghìn tấn với giá trị 82 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng năm 2016 đạt 2,69 triệu tấn với giá trị đạt 739 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 19,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

          Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 79 triệu USD, tăng 41,4% về khối lượng và 9,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; phân SA ước đạt 735 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 89 triệu USD, tăng 2,8% về khối lượng nhưng lại giảm 12,3% về giá trị so với năm 2015.

         Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 42,1% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này. Trong 7 tháng năm 2016, nhập khẩu phân bón từ thị trường này tuy giảm 12,3% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015 nhưng vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Israel (tăng 4,8 lần về khối lượng và tăng 3,6 lần về giá trị), tiếp theo là thị trường Malaysia (tăng 4,4 lần về khối lượng và tăng 2,9 lần về giá trị), Indonesia (tăng 82% về khối lượng và tăng 32% về giá trị) và thị trường Canada tăng nhẹ về khối lượng nhưng giá trị lại giảm.

           Ngoài 4 thị trường trên thì các thị trường còn lại đều giảm cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Nhật Bản và Nga, cả 2 thị trường trên đều có mức giảm trên 30% về khối lượng và trên 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

 Thuonghieucongluan, 6/9