Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

Tỷ giá có "tội" với điện?

(Ngày đăng: 07/09/2015)

Cho rằng bị lỗ tỷ giá cả nghìn tỷ đồng nên EVN, Vinacomin và PVN đều muốn xin được phân bổ lỗ vào giá điện. Trong khi giá điện đã và đang phải gánh chịu số lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng cho Tập đoàn EVN!

Chỉ riêng Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin, cung cấp 10-15% sản lượng điện toàn hệ thống) ước tính số lỗ chênh lệch tỷ giá đã vào khoảng 1.200 tỷ đồng, ảnh hưởng đáng kể tới giá bán lẻ điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước chừng lỗ tỷ giá lên tới chục nghìn tỷ đồng, hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị lỗ tỷ giá lớn.

Điện thua lỗ, tỷ giá có "tội"!

Việc tỷ giá tăng vài năm gần đây đã gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ lớn. Trong khi khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài khá kín tiếng về lỗ/lãi tỷ giá, thì một số tập đoàn kinh tế nhà nước lớn như EVN, Vinacomin, PVN… lại liên tục than thở, kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phân bổ lỗ tỷ giá như một biện pháp "chia sẻ" khó khăn của doanh nghiệp.

Cuối tuần qua, chuyện lỗ tỷ giá của 3 doanh nghiệp đầu tàu thuộc Bộ Công thương đã làm "nóng" cuộc họp báo thường kỳ của Bộ này. Thay vì đưa ra báo cáo đánh giá, số liệu cụ thể, đại diện Bộ Công Thương chỉ nhấn mạnh: các doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên vật liệu và vay vốn bằng ngoại tệ (USD) đều bị ảnh hưởng lớn vì tỷ giá tăng mạnh gần đây.

Trước đó một ngày, tại cuộc họp của Bộ Công Thương, đại diện EVN, Vincomin, PVN cùng "tố" khổ vì tỷ giá tăng làm phát sinh số lỗ cả nghìn tỷ đồng. Ông Vũ Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Vinacomin, cho biết, tổng doanh thu 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 71.500 tỷ đồng, đạt 62,7% kế hoạch năm, nhưng mảng sản xuất điện đang bị lỗ tỷ giá khoảng 1.200 tỷ đồng. Tập đoàn kiến nghị Bộ Công Thương xem xét cho tính khoản chênh lệch tỷ giá này vào giá thành điện, nhằm cân đối tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các tập đoàn sản xuất điện như EVN, Vinacomin, PVN… có thực sự bị thiệt vì tỷ giá?

Do đang đầu tư nhiều dự án điện quan trọng nên EVN và các đơn vị sản xuất điện chịu thiệt hại nặng nề nhất khi tỷ giá tăng mạnh. Về mức độ ảnh hưởng từ chênh lệch tỷ giá, theo ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, là "rất lớn, tác động đến tình hình tài chính của tập đoàn". Số lỗ tỷ giá của EVN được hé mở là "gấp hơn 10 lần con số lỗ 1.200 tỷ đồng do Vinacomin thống kê", tức lỗ ước chừng lên tới… 12.000 tỷ đồng (!?).

Hiện nay, EVN đang tính toán số lỗ tỷ giá cụ thể để báo cáo Bộ Công Thương có hướng "giải tỏa" bớt khó khăn cho sản xuất điện như xin miễn giảm, giãn thuế, phân bổ lỗ vào giá điện… Trong khi đó, PVN – đơn vị cung cấp khoảng 100 tỷ kWh điện cho lưới điện quốc gia cũng cho biết, chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu tài chính của tập đoàn.

Trước biến động tỷ giá vừa qua, đại diện Bộ Công Thương cho hay, đã yêu cầu doanh nghiệp tính toán lại chi phí, báo cáo lên Bộ để cân đối khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, giá điện… Nếu chênh lệch lớn sẽ có thảo luận với Bộ Tài chính để có hướng xử lý.

Đâu là sự thật lỗ/lãi tỷ giá?

Trong 5 năm qua, tỷ giá tăng đã làm lợi đáng kể cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nguồn thu ngoại tệ lớn như dệt may, dầu khí, than, gạo, cà phê, cao su… Ngược lại, doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu lớn hay vay vốn ngoại tệ đầu tư dự án như điện, thép, xi măng, xăng dầu… lại lao đao vì bị lỗ tỷ giá hay thậm chí bị "ăn" gần hết lợi nhuận.

Đơn cử, giai đoạn 2010-2014, Tập đoàn PVN đã vay nợ rất lớn bằng ngoại tệ gồm USD, EUR. Riêng nợ vay bằng USD đã tăng lần lượt từ gần 65.474 tỷ đồng (2010) lên 78.2001 tỷ đồng (2011) và nợ vay dài hạn trong 2 năm duy trì là 462,115 triệu USD. Năm 2012, nợ vay bằng ngoại tệ (USD, EUR) tăng lên 93.740 tỷ đồng và nợ dài hạn chưa rút gốc 86,246 triệu USD.

Do tỷ giá tăng cao nên năm 2010-2012, PVN đã bị lỗ chênh lệch tỷ giá ở giai đoạn xây dựng cơ bản lần lượt là gần –2.823 tỷ đồng, –3.220 tỷ đồng, –147,7 tỷ đồng (lỗ tỷ giá chưa thực hiện là 1.705 tỷ đồng). Cuối năm 2013, PVN có chênh lệch tỷ giá +1.501 tỷ đồng (lỗ tỷ giá chưa thực hiện 2.897 tỷ đồng) ghi nhận vào vốn chủ sở hữu. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lỗ tỷ giá chưa thực hiện là 129 tỷ đồng, song PVN ghi nhận +844,8 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá vào vốn chủ sở hữu.

Các năm qua, báo cáo của PVN đã không cho biết cụ thể số lỗ tỷ giá "bóc tách" trong hoạt động đầu tư, sản xuất điện là bao nhiêu. Thực tế, PVN được lợi lãi vay vốn bằng USD chỉ từ 1,65-9,5%/năm, rẻ bằng một nửa so với lãi vay VND từ 10-20%/năm (lúc cao điểm tới 24-25%/năm).

Trong khi đó, từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2015, tỷ giá VND/USD đã tăng dần nhiều đợt, từ mức 17.941 đồng/USD lên 21.246 đồng/USD hiện tại. Tức tổng mức tăng là 3.305 đồng, tỷ lệ 18,42%. Nếu tính lãi vay USD bình quân 5%/năm, thì mức tăng tỷ giá vẫn thấp hơn tổng lãi vay USD (khoảng 25%), nói cách khác, doanh nghiệp vay ngoại tệ có thể đang được lợi.

Do vậy, mức độ lỗ/lãi tỷ giá ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện, giá bán điện cần phải được tính toán, thống kê đầy đủ các yếu tố liên quan, bao gồm cân đối phần hưởng lợi, phần thiệt hại từ tỷ giá.

Nếu không, một số doanh nghiệp lớn kêu than điệp khúc "lỗ tỷ giá" để tiếp tục xin cơ chế ưu đãi, đẩy lỗ vào giá bán điện khiến người dân phải gánh chịu. Và đây là điều không công bằng và thiếu minh bạch trong giá điện.

Thu Hằng

thoibaokinhdoanh.vn