Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu vì... gạo trộn

(Ngày đăng: 07/08/2015)

Sự sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo đang tiếp tục đặt ra những bài toán cho việc xây dựng thương hiệu gạo và nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam. Đặc biệt là tình trạng trộn gạo chất lượng kém đang khiến cho các doanh nghiệp gạo đối diện với nguy cơ bị mất thị trường.
 
Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong 7 tháng đầu năm nay đạt 3,7 triệu tấn, có trị giá1,58 tỷ USD. Như vậy, giảm 3,5% về lượng và giảm tới 6,7% về giá trị so cùng kỳ.
 
Tăng nhờ phân khúc gạo chất lượng
 
Ông Huỳnh Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội VFA, nguyên nhân lớn nhất khiến cho xuất khẩu gạo giảm là vấn đề thị trường. Hiện châu Á là thị trường lớn nhất, chiếm 70% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta, nhưng nhu cầu nhập khẩu đã giảm tới 19,72%. Trong đó, thị trường Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất cũng giảm tới21,25% so với cùng kỳ. Thị trường Hồng Kông cũng giảm 3,4%. Bên cạnh đó, khu vực thị trường lớn thứ ba là châu Mỹ, đã giảm 12,56%.
 
Tuy nhiên, cũng có một số nước và thị trường kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Trong đó, thị trường Cuba tăng 6,1%. Thị trường Malaysia tăng 8,86%, là mức tăng lớn nhưng do chiếm thị phần nhỏ nên không tác động nhiều đến xuất khẩu gạo. Thị trường lớn thứ 2 là châu Phi, trong 7 tháng đã tăng 47,53%. Nguyên nhân là tăng do lượng gạo thơm vào thị trường này đã tăng đáng kể.
 
 
Mục tiêu xuất khẩu cả năm 2015 là 5,9 triệu tấn gạo

Điều đáng chú ý được ông Huệ chỉ ra, mặc dù xuất khẩu gạo nói chung giảm về lượng và kim ngạch, song xuất khẩu gạo chất lượng cao lại tăng lên đáng kể. Trong 7 tháng, gạo cao cấp xuất khẩu tăng gần 30%, chiếm tỷ trọng28,88%. Nhóm thứ 2 đạt tỷ trọng 24,67% là gạo thơm, tăng 15,36%. Mức tăng của kim ngạch xuất khẩu gạo thơm đã giúp cải thiện kim ngạch xuất khẩu gạo nói chung trong 7 tháng đầu năm.
 
"Dấu hiệu này cho thấy trong thời gian tới, phải chuyển đổi sản xuất theo hướng tập trung sản xuất gạo thơm, gạo chất lượng cao. Thực tế trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong 7 thángxuất khẩu gạo có sự biến đổi đáng kể theo hướng tăng chủng loại gạo cao cấp. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn là vấn đề quản lý chất lượng. Hiện nay, giống thuần chủng yếu. Hầu hết giống bị thoái hóa, việc tuyên truyền sản xuất gạo chất lượng cao do đó chưa đạt yêu cầu", ông Huệ nói.
 
Nguy cơ mất thị trường
 
Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng hạt gạo cũng còn nhiều bất cập. Ông Huệ cho biết hầu hết các thị trường gạo xuất khẩu, các nhà thương mại đấu trộn gạo khác nhau, chủ yếu do hình dáng. Đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc và châu Phi - vốn là hai thị trường Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn. Một thực tế đang gây bất lợi cho xuất khẩu gạo là trong khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều sử dụng hình thức này, thì người tiêu dùng các nước nhập khẩu lại không chấp nhận do chất lượng gạo kém. Đây cũng được xem là nguyên nhân càng khiến Việt Nam khó xây dựng thương hiệu gạo.
 
Theo đại diện của VFA, việc mở thị trường mới đã khó và giữ thị trường truyền thống còn khó hơn khi khó kiểm soát được việc trộn gạo. Do đó trong thời gian tới, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như tái cơ cấu ngành gạo. Sử dụng giống xác nhận, thuần chủng, thực hành canh tác tốt. Đồng thời, quản lý chất lượng sản phẩm, làm sao hạt gạo từ sản xuất đến ra thị trường phải giống nhau, đồng nhất về chất lượng. Nếu không chuẩn hóa được chất lượng hạt gạo, được vấn đề mất thị trường là nguy cơ có thể xảy ra. Đặc biệt tại các thị trường lớn, nếu chất lượng không tốt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ khó mở cửa và chiếm lĩnh các thị trường này.
 
Trong năm 2015, mục tiêu xuất khẩu cả năm là 5,9 triệu tấn gạo. Đây được xem là mức thấp nhất kể từ năm 2009đến nay, giảm khoảng 10%. VFA cho biết đang lên kế hoạch trong 6 tháng cuối năm xuất khẩu được 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội, đây là kế hoạch khó khăn vì thường xuất khẩu 6 tháng cuối năm sẽ thấp hơn 6 tháng đầu năm.
 
"Chúng tôi vẫn kỳ vọng thị trường tăng lên, song phải khẳng định rằng tổng cầu còn yếu. Xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm phụ thuộc vào các thị trường Trung Quốc, Indonesia, Malaysia… Tình hình xuất khẩu cuối năm còn là ẩn số và nếu không thực hiện được theo kế hoạch, số lượng xuất khẩu sẽ còn giảm hơn nhiều.
 
Do vậy, cần có giải pháp xử lý để đẩy mạnh tiêu thụ cuối năm", đại diện VFA lo ngại.
 
Cẩm An (Thời báo kinh doanh)