Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Tin tức phần bón

Khó hiểu với giá phân urê

(Ngày đăng: 24/06/2015)

Giá phân urê (hạt trong và đục) sản xuất trong nước cách đây nửa tháng bán buôn chỉ có 7.300 - 7.400 đồng/kg, nhưng nay vọt lên 8.600 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg (1 triệu đồng/tấn). 
 
Giá phân urê trong nước nông dân đem bón ngoài đồng hiện lên tới 9.400 đồng/kg (470 ngàn đồng/bao = 50kg), cao gần 2.000 đồng so với giá niêm yết tại Nhà máy
 
 
 
Điều này không chỉ khiến nông dân "chới với" mà các doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK cũng lao đao. 
 
Tại "chợ" phân bón Trần Xuân Soạn (quận 7, TP HCM) đi đâu cũng nghe các nhà sản xuất phân bón bàn tán xôn xao về giá phân urê bỗng tăng chóng mặt. Chị Nguyễn Thị Xinh, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Tiến Hưng ở phường Tân Hưng, quận 7, lắc đầu: "Trong khi giá niêm yết tại nhà máy chỉ hơn 7.000 đồng/kg, nhưng chỉ thời gian ngắn giá phân urê trên thị trường tăng hơn 1.000 đồng, lại khan hiếm thì đúng là khó hiểu. Bởi, lâu nay urê là mặt hàng có giá ổn định nhất, hơn nữa nguồn cung từ các nhà máy sản xuất trong nước không thiếu?" 
 
Chị Xinh tiết lộ, việc tăng giá đột biến này chỉ các nhà thương mại, nhà phân phối cấp nhập hàng trực tiếp từ nhà máy hưởng lợi. Bởi, hiện có nhà máy thông báo đang bảo hành định kỳ, nhà máy khác thì xuất khẩu urê qua Campuchia, còn ngoài thị trường thì các nhà sản xuất phân bón NPK và nông dân phải mua urê với giá cao hơn30% so với cách đây 2 tuần (cao hơn 1 triệu đồng/tấn). Nghĩa là, nhà thương mại, nhà phân phối cấp 1 nào chỉ cần "biết tin", tích trữ trước khoảng 2.000 tấn urê đã có chênh lệch 2 tỷ đồng!. 
 
Ông Trần Anh, Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Hà Lan phải thốt lên: "Hiện chúng tôi chỉ cần nhập 1.000 tấnphân urê để sản xuất phân NPK là tốn thêm 1 tỉ đồng..!" 
 
Điều đáng nói là, giá phân urê đến tay nông dân hiện đã vượt mức 9.000 đồng/kg, tức còn cao hơn giá niêm yết tại nhà máy sản xuất gần 2.000 đồng/kg, do qua nhiều tầng nấc trung gian. Đã vậy hiện nay lượng hàng cung cấp rất nhỏ giọt làm cho các nhà sản xuất NPK và bà con nông dân không có hàng để mua. 
 
Để kiểm chứng, chúng tôi đến đại lý cấp 1 của ông Lê Văn Thảo, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Sau khi cho chúng tôi xem lịch giao nhận phân urê từ hai nhà phân phối trong tỉnh, ông Thảo nhấn mạnh:"Từ đầu năm đến nay, giá urê ở mức 440 ngàn đồng/bao 50 kg (tức 8.800 đồng/kg), nhưng đến ngày 8/6 giá tăng lên 470 ngàn đồng/bao (9.400 đồng/kg). 
 
Tại thời điểm này ở địa phương không chỉ sản xuất lúa hè thu chính vụ mà cả thanh long cũng vào chính vụ nên nông dân kêu trời, họ thắc mắc song tôi không biết giải thích thế nào. Tôi mua từ nhà phân phối T.Y cứ mỗi đợt chừng 2 tấn nhưng hôm nay (19/6), hỏi mua tiếp thì bên T.Y trả lời hết hàng, phải chờ ít ngày nữa. Từ trước đến nay bây giờ tôi mới thấy hiện tượng kỳ quặc thế này"... 
 
Lý giải về hiện tượng giá phân urê tăng đột biến, đại diện một Chi nhánh miền Tây của Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí (còn gọi Đạm Phú Mỹ) cho rằng, urê tăng giá chỉ là hiện tượng cục bộ do nguồn cung giảm vì Nhà máy đạm Phú Mỹ đang bảo trì. “Với nhà máy đạm Cà Mau, Ninh Bình thế nào thì tôi không rõ, chứ còn Phú Mỹ nguồn cung giai đoạn này cũng đang hạn chế thật, vì nhà máy đang thực hiện bảo trì, bảo dưỡng”, vị này nói. 
 
Phân urê Phú Mỹ từ 440 ngàn đồng /bao, nay tăng lên 470 ngàn đồng/bao  
 
Cũng theo vị trên, những năm trước lượng phân urê nhập từ Trung Quốc nhiều, nhưng năm nay giảm xuống vì lượng hàng trong nước sản xuất đã ổn định hơn. Đồng thời, thông thường mọi năm khi bắt đầu vào vụ sản xuất, mỗi đại lý lớn tích trữ khoảng 5.000 - 10.000 tấn, còn đại lý nhỏ cũng 1.000 - 2.000 tấn. Nhưng từ năm ngoái, khi các nhà máy sản xuất ổn định, các đại lý cũng không tích trữ nữa nên khi nhà máy ngưng, nguồn cung chậm lại, lập tức dẫn đến tình trạng tăng giá. 
 
Ông H, Tổng giám đốc một Công ty sản xuất xuất nhập khẩu phân bón có tiếng ở phía Nam không đồng tình với quan điểm trên và đặt câu hỏi: "Tại sao sản xuất trong nước đang thừa urê, nhưng lại dẫn tới tình trạng khan hàng khi nông dân cần. Tại sao các nhà máy không dự trữ trước và đến khi vào vụ thì "khóa kho" bảo trì, bảo hành nhà máy, rồi tung hàng nhỏ giọt? Điều này chỉ dẫn tới lợi ích nhóm, bởi giá urê hạt đục tại Nhà máy Đạm Cà Mau không tăng vẫn là 7.200 đồng/kg, nhưng giá trên thị trường lên tới 8.600 đồng/kg?" - Ông H., khẳng định. 
 
Còn theo ông Vũ Duy Hải (Tổng giám đốc Công ty CP Vinacam), một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân bón, ngay từ cuối tháng 12/2014, Bộ Công thương đã ban hành thông tư 35/2014 với qui định các doanh nghiệp khi nhập khẩu phân bón (urê, NPK) phải xin cấp giấy phép tự động. Gọi là tự động nhưng quy trình lại rất thủ công và nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phân bón hiện đang bị "trói" bởi thủ tục này. 
 
"Tôi cho rằng, thông tư 35/2014 đã đẩy toàn bộ sự bị động và bất lợi cho nhà nhập khẩu và sẽ là cánh cổng đóng lại với việc nhập phân urê cũng như NPK nhằm bảo hộ cho một số doanh nghiệp sản xuất trong nước" - Ông Hải nói.
 
Đỗ Quyên (nongnghiep.vn)