Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nhận định của chuyên gia

Cấp thiết tái cơ cấu VFA

(Ngày đăng: 18/06/2015)

Câu chuyện lúa gạo Việt Nam đang “đong đầy” thêm những lo toan. Đó là hệ lụy tất yếu của một thời gian dài kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”! Lối ra cho hạt gạo không chỉ là chọn lựa giống lúa gì, bán ở thị trường nào, mà còn nằm ở chỗ tái cơ cấu lại chính tổ chức Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

 

ảnh minh họa

 

Hiện xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ mới vượt qua ngưỡng 2 triệu tấn. Có lẽ đây là kết quả ảm đạm trong nhiều năm trở lại đây. Cùng lúc ông Nguyễn Hùng Linh - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du lịch - Thương mại Kiên Giang (KTC) bị khởi tố và bắt tạm giam. Trước đó, theo điều lệ của VFA, ông Linh bị đình chỉ chức vụ Phó chủ tịch VFA. Ông Linh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch VFA trong một cuộc họp Ban chấp hành VFA vào ngày 20-3-2014 trái quy định. Sau đó, cơ quan chức năng không công nhận chức danh này. Cũng thời gian này, cơ quan chức năng đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Võ Trường Hùng, Tổng giám đốc, cùng kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh Công ty CP Lương thực Hậu Giang, để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

 
Hồi tháng 3-2015, ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch điều hành VFA, cho biết: “Đang hoàn thiện các quy trình để trình Bộ Nội vụ phương án bầu lại Chủ tịch VFA mới. Dự kiến sẽ bầu lại chức danh này trước tháng 6-2015. Tuy nhiên, giờ đã là giữa tháng 6-2015, “chiếc ghế trống - Chủ tịch VFA” vẫn là một dấu hỏi lớn. Dư luận không khỏi “bàn ra, tán vào” vị trí Chủ tịch VFA có những “đặc lợi ẩn khuất” gì!?
 
Gần đây người ta nói nhiều về những hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL. Hiện nay, diện tích lúa cánh đồng lớn gần đạt ngưỡng 300.000ha. Song mô hình này cũng lộ ra những khiếm khuyết mà cụ thể là “hụt hơi” trong mối “giao kèo” giữa doanh nghiệp và nông dân - hai chủ thể chính trong quá trình liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn. Gần đây, rất nhiều chuyên gia nông nghiệp khi nói về mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong cánh đồng lớn hay đề cập đến Công ty CP Vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS). Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam bộ), từ mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” rộng khoảng 200ha của AGPPS, đến nay cánh đồng lớn đã được nhân rộng lên hàng trăm ngàn hécta ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL. Nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, mà quan trọng hơn là đã tạo ra mô hình tổ chức sản xuất gắn kết thị trường, liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp - nông dân, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
 
Tuy nhiên, điều “trái khoáy” là khi nói đến mô hình cánh đồng lớn người ta nhắc nhiều đến AGPPS - một doanh nghiệp khởi nguồn kinh doanh từ thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều năm qua chứ không phải một doanh nghiệp thành viên VFA có thâm niên lâu năm như Công ty Lương thực miền Nam chẳng hạn!? Khó có thể trả lời “có hay không” thành viên VFA lâu nay được “cưng chiều” trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, gắn với những “đặc quyền ngầm”!? Trong 10 ngày đầu tháng 6-2015, hai lãnh đạo ngành kinh doanh lương thực bị bắt là “hồi chuông” cảnh báo về những rạn nứt nền tảng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Chính vì vậy, việc nhanh chóng tái cơ cấu lại tổ chức VFA, minh bạch chọn lựa người có nhiệt huyết và am hiểu về lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo để lèo lái “con thuyền VFA” là rất cấp thiết!
 
Cao Phong (Báo Sài Gòn Giải Phóng)