Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Thông Tin Khác

Thị trường gạo xuất khẩu vẫn chưa khởi sắc

(Ngày đăng: 10/06/2015)

Hơn nửa năm đã qua đi, nhưng tình hình xuất khẩu gạo vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa, khả quan hơn.

thu mua lúa ở ĐBSCL

Lượng gạo xuất khẩu được tương đối thấp so với lượng cần xuất khẩu trong năm nay... 

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến hết tháng 5, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 2,018 triệu tấn gạo, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, về giá trị xuất khẩu thì giảm khoảng 13%
 
Như vậy, trong quý 2 này, xuất khẩu gạo đã có những cải thiện tích cực hơn so với quý 1, bởi lượng gạo xuất khẩu trong quý giảm tới 30% so với quý 1/2014
 
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo vẫn đang hết sức khó khăn do thị trường thế giới vẫn trong tình trạng trầm lắng. Ông Huỳnh Thế Năng cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng xuất khẩu gạo vẫn đang gặp nhiều khó khăn là do cung vượt cầu khá nhiều trên thị trường thế giới. 
 
Do đó, tuy đã nỗ lực ký được các hợp đồng xuất khẩu với tổng đến thời điểm này là trên 3,5 triệu tấn, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thể yên tâm với công tác xuất khẩu gạo và tiêu thụ lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL trong những tháng tới. 
 
Bởi theo ông Pham Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tổng khối lượng gạo có thể xuất khẩu trong năm nay lên tới 8,5 triệu tấn (vụ đông xuân là 4,1 triệu tấn, còn lại là gạo vụ hè thu và vụ thu đông). Nếu cộng thêm 700 ngàn tấn gạo từ năm ngoái chuyển sang, lượng gạo dùng để xuất khẩu trong năm nay lên tới trên 9 triệu tấn
 
Như đã nói ở trên, đến hết tháng 5, các doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu được 2,018 triệu tấn, tức là vẫn còn tới trên 7 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Nếu trừ đi khoảng 600 - 700 ngàn tấn dành gối đầu xuất khẩu những tháng đầu năm 2016, thì vẫn còn tới trên 6 triệu tấn gạo cần phải xuất khẩu từ nay đến hết năm. Trong khi đó, lượng gạo đã ký hợp đồng mà chưa giao hàng hiện chỉ vào khoảng 1,4 triệu tấn
 
Do thị trường xuất khẩu ảm đạm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xuống mức thấp nhất từ 7/2010 và kéo dài suốt nhiều tuần qua, với mức giá gạo 5% tấm chỉ còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm hiện còn 325-335 USD/tấn… 
 
Như vậy, giá gạo Việt Nam được giao dịch hiện đang thấp hơn khá nhiều so với giá hướng dẫn gạo xuất khẩu mới đây nhất mà VFA vừa ban hành vào cuối tháng 5: Từ 1/6/2015, giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo trắng 25% tấm là 350 USD/tấn/FOB cảng Việt Nam. 
 
Mấy ngày qua, việc Philippines chọn Việt Nam, Thái Lan và Campuchia là 3 quốc gia tham gia dự thầu cung ứng250 ngàn tấn gạo 25% tấm cho nước này (đã mở thầu vào ngày 5/6 và Việt Nam đã trúng thầu bán 150.000 tấn gạo cho Philippines - tintucnongnghiep.com), vẫn chưa giúp cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện. 
 
Tuy nhiên giá lúa hàng hóa đã có sự tăng nhẹ trở lại. Sau khi xuống mức dưới 5.000 đồng/kg trong tháng 5, giá lúa khô loại thường tại kho hiện đã trở lại mức 5.000 - 5.100 đồng/kg. Trong đợt đấu thầu này, ưu thế lớn thuộc về Việt Nam và Thái Lan, vì Campuchia thiếu năng lực xay xát và cung ứng một lượng gạo lớn trong thời gian ngắn. 
 
Tình hình xuất khẩu gạo trong những tháng tới có được cải thiện hay không, vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường tập trung. Nhưng đến thời điểm này, ngoài Philippines vẫn đang nhập khẩu tương đối đều đặn, thì những thị trường khác lại đang khá im ắng. 
 
Cơ quan chức năng Indonesia đã khẳng định nước này chưa nhập khẩu gạo cho đến tháng 7/2015, bởi có nguồn cung 7,1 triệu tấn gạo từ vụ thu hoạch sắp tới và khả năng cung ứng của Cơ quan Hậu cần quốc gia vẫn đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
 
Sơn Trang/ nongnghiep.vn