Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Thông Tin Khác

Dụ người Việt lừa nhau: Thương lái Trung Quốc lợi dụng điều gì?

(Ngày đăng: 04/06/2015)

Không có sự tiếp tay của người Việt, thương lái Trung Quốc sẽ chẳng thể làm gì bởi người dân chỉ tin người quen biết, có uy tín...

Lợi dụng thương lái Việt để dân tin


Liên tiếp các vụ thương lái Trung Quốc đặt mua hàng hoá khối lượng lớn nhưng rồi "một đi không trở lại", hay lúc đầu cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý, doanh nghiệp gom hàng, đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì bỏ đi hay tìm cách ép giá.

Những chiêu thức này được các thương lái áp dụng liên tục. Thế nhưng, theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thương lái Trung Quốc sẽ không thể làm được gì nếu không có thương lái Việt.

"Thương lái Trung Quốc không thể lừa nông dân Việt ngay được bởi người dân chỉ tin bạn bè, hàng xóm, người quen biết, có uy tín. Qua nhiều vụ việc thì thấy rằng, ban đầu, thương lái Trung Quốc làm quen với một số người dân rồi lân la gợi ý sản xuất cái này, cái kia tốt, muốn bỏ tiền ra mua để người dân vận động người khác trồng, bán sản phẩm đó. Để tạo lòng tin, thương lái Trung Quốc nhiều khi còn đưa một tiền để những người này ứng trước cho những nông dân.

Còn người dân, hoặc vì quyền lợi của mình hoặc nhiều khi chỉ vì lòng tốt, đứng ra làm đại lý cho Trung Quốc, giới thiệu cho hàng xóm, người quen rằng sản phẩm này đang được mua giá cao, vận động họ trồng rồi bán theo kiểu "Anh cứ làm đi, tôi làm nhiệm vụ thu mua, tôi đảm bảo, nhà tôi ở đây mà". Có như vậy người dân mới tin".

 

Thương lái Trung Quốc thu mua từ phân trâu đến khoai lang

Thương lái Trung Quốc thu mua từ phân trâu đến khoai lang

 

Ông Bảnh cho rằng, trên thực tế, tại ĐBSCL chưa thấy thương lái Trung Quốc nào 'ló mặt' mà chủ yếu là thương lái người Việt đứng ra thu gom hàng hoá.

"Ở ĐBSCL, chính quyền địa phương, các cơ quan nông nghiệp đã nhiều lần khuyến cáo bà con nông dân, hễ thấy hiện tượng mua bán lạ thì báo ngay để truy nguồn gốc. Thế nhưng rõ ràng nếu là người lạ hoắc đến người dân sẽ chẳng tin, nhưng người quen, có uy tín nói thì người dân sẽ nghe. Thương lái Trung Quốc đã lợi dụng điều này để lừa người dân".

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận xét, thương lái người Việt có thể tiếp tay cho thương lái Trung Quốc nhưng đồng thời họ cũng là nạn nhân. Trong rất nhiều vụ việc, sau khi các đại lý Việt Nam huy động tất cả vốn liếng, mối quan hệ để gom hàng chờ sẵn thì thương lái Trung Quốc đã một đi không trở lại, chỉ có thương lái Việt ở lại hứng chịu hậu quả.

Lý giải chuyện vì sao người dân Việt cứ liên tiếp để mắc lừa, TS Lê Văn Bảnh cho rằng bởi có quá nhiều vụ nối nhau xảy ra khiến người dân trở tay không kịp. "Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long... và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi".

Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước tiên

Trong những vụ thương lái Trung Quốc lừa người dân, theo ông Bảnh, có lỗi của tổ chức khi cảnh giác không cao, không kịp thời khuyến cáo cho bà con nông dân.

"Nếu tổ chức sản xuất  tốt, bao tiêu tốt, làm việc có hệ thống thì không có chuyện người dân liên tiếp bị lừa như thế. Vì làm không tốt, đời sống của người dân bấp bênh, trúng mùa thì rớt giá, bị thương lái ép giá thành ra có người nào vào mà người dân thấy có lợi hơn thì theo người đó".

Bởi vậy, cần có sự liên kết, hợp tác, tạo trong sản xuất, phải tổ chức lại sản xuất, làm vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, tạo sự ổn định cho cuộc sống của người dân, ông Bảnh nói. Ngoài ra, cần thông tin về những vụ mua bán lạ lùng để bà con cảnh giác, tránh xảy ra trường hợp thấy "ông anh kế bên" nói gì cũng nghe theo.

TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam lại cho rằng, trách nhiệm trước tiên phải thuộc về chính quyền địa phương.

"Lỗi của chính quyền địa phương là không quan tâm, lẽ ra thấy hiện tượng mua bán kỳ quặc phải can thiệp ngay. Thương lái Trung Quốc phải đi cùng thương lái Việt để lừa, lần đầu có thể chưa ngăn chặn được nhưng lần sau chính quyền phải cảnh cáo ngay những người đó đồng thời cho những người Việt sắp tới có ý định tiếp tay rằng đó là hành động phá hoại sản xuất, nếu tiếp tục sẽ bị trừng phạt. Người dân ham lời, đã không biết thì thôi, đằng này chính quyền địa phương cứ lờ đi như không biết".

Cũng theo bà Mai, ngay cả việc chính quyền mới chỉ dừng ở mức độ khuyến cáo bà con nông dân cảnh giác trong buôn bán với thương lái nước ngoài cũng không có tác dụng. Bởi không kiểm soát được người mua là ai, khi thương lái biến mất, người dân phải lãnh hết hậu quả.
 
Theo Thành Luân
Đất Việt