Giới thiệu

TLP là công ty nghiên cứu thị trường uy tín về chất lượng, trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu thị trường về định lượng và định tính theo yêu cầu của khách hàng. TLP đặc biệt chú trọng đến việc cung cấp...

Xem tiếp

Hình ảnh hoạt động
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 1
  • 2
  • 4
  • 5
  • 7
  • 8
Đối tác
  • tinhthanh.vn
  • Công
  • TUV
Nguyên Liệu Xây Dựng

Xi măng Việt Nam: Thừa nội địa, khó xuất ngoại

(Ngày đăng: 14/05/2015)

Làm ra 80 triệu tấn mỗi năm, song chỉ tiêu thụ nội địa được 70%, xuất khẩu được coi là lối thoát với xi măng Việt Nam. Tuy nhiên, con đường này cũng đang gặp nhiều trắc trở.

Trong một bài báo gần đây Cemnet - tạp chí uy tín trong ngành xi măng thế giới đưa ra nhiều số liệu đáng chú ý về lĩnh vực này tại Việt Nam. Theo đó, 2014 là một năm phục hồi của ngành khi lượng tiêu thụ tăng 15%, xuất khẩu đạt 19,5 triệu tấn. Doanh thu xuất khẩu cũng đạt gần một tỷ đôla trong khi lượng tiêu thụ trong nước đạt gần 51 triệu tấn.

Tuy nhiên, tình trạng dư cung vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm. Việt Nam có 74 nhà máy và 21 cơ sở xay nghiền, cung cấp khoảng 80 triệu tấn xi măng một năm nhưng thị trường lại chỉ hấp thụ khoảng 50-55 triệu tấn.

cement-7418-1431572696.jpg

Các doanh nghiệp xi măng Việt chưa hợp sức trên mặt trận xuất khẩu. Ảnh:Flsmidth.

Báo cáo về ngành xi măng gần đây của Công ty cổ phần StoxPlus - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu tài chính doanh nghiệp của Việt Nam cho hay, tình trạng dư cung này có thể kéo dài hơn một thập kỷ nữa. Theo quy hoạch đến năm 2020, 25 nhà máy nữa sẽ vận hành, tạo ra khoảng 41 triệu tấn xi măng."Dù không tính số sản lượng mới này thì thị trường vẫn dư thừa xi măng đến năm 2026 và chỉ đạt mức cân bằng ở 106,6 triệu tấn nếu cầu tiêu thụ mỗi năm tăng 5,5%”, StoxPlus dự báo.

Vì vậy, các chuyên gia quốc tế đánh giá xuất khẩu là chìa khóa nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục có lãi. Đây cũng là cách Công ty Vissai Ninh Bình đã tận dụng năm 2010 để sống khỏe trong cơn bão cung vượt cầu năm 2010. Khi ấy, Visssai kiếm được một hợp đồng một năm xuất khẩu 1,2 triệu tấn clinker (nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) cho Bangladesh. Từ đó trở đi, mỗi năm, xuất khẩu chiếm một phần ba sản lượng đơn vị nay. 

"Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất trong nước lại chỉ coi xuất khẩu là giải pháp tạm thời hoặc mang tính thời vụ mỗi khi nhu cầu trong nước lắng đọng chứ không có ý định phát triển dài hạn", tạp chí Cemnet nêu những hạn chế trong tư duy xuất khẩu của doanh nghiệp Việt. Hầu hết hoạt động này mới được thực hiện một cách tự phát, chưa có sự kết hợp giữa các công ty, không có vai trò dẫn dắt của Chính phủ.

xi-mang-3295-1431572697.jpg

Năng suất tại các nhà máy xi măng Việt Nam thấp là một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay.


Hạn chế của cơ sở hạ tầng được cho là đang cản trở tương lai xuất khẩu. "Các nhà sản xuất chỉ có khả năng tiếp cận với cảng của chính họ hoặc cảng lân cận. Kết quả là, chỉ những công ty như Thăng Long, Chinfon, Cẩm Phả - những đơn vị có cảng riêng có thể xuất khẩu nhiều nhất. Do đó, Việt Nam cần có các nhà máy lớn đặt gần cảng với nguồn nguyên vật liệu thô tốt và công nghệ sản xuất hiện đại”, bài báo đề xuất.Tại một hội thảo gần đây, đại diện Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cũng nêu ra thực tế, hầu hết lượng xi măng xuất khẩu đều thông qua 3 đối tác nước ngoài, song các đơn vị trong nước lại thận trọng với nhau về thông tin sản phẩm lẫn thị trường khiến giá xuất luôn bị động so với khu vực. "Cách làm này khiến các doanh nghiệp của Việt Nam cạnh tranh lẫn nhau một cách khắc nghiệt và dẫn đến những câu chuyện phá giá, đẩy giá cả sụt giảm mạnh", tạp chí Cemnet nhìn nhận.

Ngoài tầm nhìn xuất khẩu hạn chế, các chuyên gia còn chỉ ra nhiều điểm yếu khác của ngành như năng suất thấp, chi phí nhiên liệu cao, nguồn nhiên liệu thay thế hạn chế và gánh nặng vay nợ nhiều. Trừ một số trường hợp ở phía Nam, hầu hết các cơ sở xi măng Việt Nam không sử dụng hết công suất. Chỉ số hiệu suất sử dụng từ mức 99% năm 2010 đã giảm dần đều về 67% năm 2013 và tăng lên 72% vào năm 2014.

Theo Cemnet, hiệu suất của các nhà máy ở phía Bắc còn thấp hơn, ở mức 63%. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp phía Nam có hiệu suất sử dụng tốt như Xi măng Sông Gianh (do Tổng công ty miền Trung sở hữu 100% vốn). Sau khi được cổ phần hóa và tái cơ cấu, đơn vị này được xem là hiện tượng khi công suất sử dụng đạt tỷ lệ 110%. Năm 2014, sản lượng sản xuất theo đầu người doanh nghiệp này là 3.000 tấn. Chỉ số này trung bình của Việt Nam chỉ đạt 1.200 tấn trong khi thế giới là 4.000 tấn mỗi năm.

Bên cạnh đó, các công ty phải vay nợ nhiều vì sử dụng công nghệ của châu Âu với mức chi phí đầu tư cao khoảng 170-180 USD một tấn xi măng. Trong khi đó, ở Thái Lan, Trung Quốc dù dùng công nghệ này thì chi phí đầu tư vẫn thấp hơn vì họ tự thiết kế nhà máy, xây nhà máy.

Báo cáo của StoxPlus cũng từng nhận định, ngành xi măng Việt Nam phát triển sau Thái Lan khoảng một thập kỷ và sau Trung Quốc khoảng 20 năm. Do đó, khi hai nước này đã hết khấu hao và trả được nợ, các nhà máy của Việt Nam mới bắt đầu quá trình này và dẫn đến việc khấu hao lớn, chi phí lãi vay cao. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy xi măng Việt Nam chỉ có mức EBITDA (tỷ lệ lợi nhuận trước khấu hao, thuế và chi phĩ lãi vay) khoảng 15-20% trong khi các thị trường trong khu vực tầm 25-30%.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của một số công ty xi măng niêm yết là 3,9 lần nhưng nhiều nhà máy có tỷ lệ đòn bảy rất cao như Xi măng Hạ Long (11,5 lần), Xi Măng Cẩm phả (22,3 lần).

Thanh Thanh Lan 

  Nguồn vnexpress.net